Tên gọi “Quân đội nhân dân” là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ”.
Tháng 12-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Chỉ thị nhấn mạnh: "Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền..., đồng thời nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc..."
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Ngày 22-12-1944, tại khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã chính thức làm lễ thành lập, gồm 3 tiểu đội với 34 chiến sĩ được lựa chọn từ những chiến sĩ Cao-Bắc-Lạng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, đồng chí Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm chính trị viên, đồng chí Hoàng Văn Thái phụ trách Kế hoạch-Tình báo, đồng chí Vân Tiên (Lộc Văn Lùng) quản lý. Đội có chi bộ Đảng lãnh đạo. Chỉ có 34 người, với 34 khẩu súng các loại nhưng đó là những chiến sĩ kiên quyết, dũng cảm trong các đội du kích Cao-Bắc-Lạng, Cứu quốc quân,... là con em các tầng lớp nhân dân bị áp bức, họ có lòng yêu nước, chí căm thù địch rất cao, đã siết chặt họ thành một khối vững chắc, không kẻ thù nào phá vỡ nổi. Sau lễ thành lập, đội tổ chức một bữa cơm nhạt không rau, không muối để nêu cao tinh thần gian khổ của các chiến sĩ cách mạng, đội tổ chức “đêm du kích” liên hoan với đồng bào địa phương để thắt chặt tình đoàn kết quân dân.
Cố Đại tường Võ Nguyên Giáp
Chấp hành chỉ thị “phải đánh thắng trận đầu”, ngay sau ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt (17 giờ chiều 25-12-1944) và sáng hôm sau (7 giờ ngày 26-12-1944) đột nhập đồn Nà Ngần, tiêu diệt gọn 2 đồn địch, giết chết 2 tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính, thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng. Hai trận đánh đồn Phai Khắt, Nà Ngần thắng lợi đã mở đầu truyền thống đánh tiêu diệt, đánh chắc thắng, đánh thắng trận đầu của quân đội ta suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.
Từ ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân luôn phát triển và trưởng thành. Ngày 22-12-1944 được xác định là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của một tổ chức quân sự mới của dân tộc ta. Một quân đội của dân, do dân, vì dân; luôn gắn bó máu thịt với dân, luôn luôn được dân tin yêu, đùm bọc.
Bác Hồ và Cố Đại tường Võ Nguyên Giáp
Lịch sử 62 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của quân đội ta gắn liền với lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc. Một đội quân được Đảng và Bác Hồ rèn luyện, đã từng là những đội tự vệ đỏ trong cao trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh, đội du kích Bắc Sơn, Nam Kỳ, Ba Tơ, Cao Bắc Lạng, Cứu quốc quân đến Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Một đội quân lớp lớp cán bộ, chiến sĩ đã nối tiếp nhau bao thế hệ cầm súng chiến đấu, cùng toàn dân đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược hung bạo, giành lại độc lập thống nhất và bảo vệ vững chắc bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam XHCN và làm tròn nghĩa vụ quốc tế vẻ vang đối với cách mạng hai nước Lào và Cam-pu-chia anh em.
Năm 1989, theo chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ, ngày 22-12 hàng năm không chỉ là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là ngày Hội quốc phòng toàn dân. Từ đó, mỗi năm, cứ đến ngày này, toàn dân Việt Nam lại tiến hành các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội, nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Các hoạt động như mít tinh, hội thảo, hội nghị đoàn kết quân dân, giáo dục truyền thống, biểu diễn văn nghệ, đại hội thanh niên, thi đấu thể thao, hội thao quân sự,... được diễn ra ở khắp làng, xã, cơ quan đoàn thể, cơ sở đơn vị...
Duyệt binh trong Lễ kỷ niệm Ngày thành lập QĐNDVN 22/12
Những hoạt động của ngày hội như vậy nhằm động viên cán bộ, chiến sĩ không ngừng nâng cao cảnh giác, ra sức rèn luyện bản lĩnh chính trị và trình độ quân sự, không ngại gian khổ, vượt qua khó khăn, trong mọi hoàn cảnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Phát huy thành tích to lớn đã đạt được trong 70 năm qua, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; tham gia xây dựng kinh tế đất nước và thực hiện tốt hơn chức năng làm nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, góp phần xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bảo vệ hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới, xứng đáng với tên gọi: Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.
Rất vinh dự cho thầy và trò trường TH Nguyễn Đức Sáu được nói chuyện giao lưu với đồng chí : Nguyễn Đức Tiện – Nguyên chủ tịch hội cựu chiến binh huyện Nam Sách. Qua buổi giao lưu các thế hệ HS đã hiểu rõ về quê hương anh hùng .
Chân dung anh hùng Nguyễn Đức Sáu :
Mỗi khi bài hát “ Minh Tân anh hung “ sáng tá của đ/c Nguyễn Huy Công cất lên, đến đoạn “ Đất anh hung sinh anh hung” thì trái tim tôi lại trào dâng một cảm xúc khó tả, xen lẫn sự hoài niệm thương nhớ và niềm kiêu hãnh tự hào. “ Đất anh hung sinh anh hung” .Người con anh hương của quê hương anh hùng đó là đ/c Nguyễn Đức Sáu. Sinh ra ở thế hệ sau, tôi chưa từng gặp mặt, song chân dung anh hung liệt sĩ Nguyễn Đức Sáu cứ hiện ra trước m,ắt tôi. Đó là một thanh niên giàu nghị lực, quả cảm. Trí trai xông pha lửa đạn , sẵn sang rời xa tổ ấm gia đình với người vợ trẻ và 2 đứa con thơ dại. Bao tháng năm mặc rét ngủ hầm ,anh vẫn vượt qua tai mắt kẻ thù để chỉ đạo phong trào quần chúng cách mạng . Một các bộ lãnh đạo chỉ huy có bản lĩnh, chiến đấu dũng cảm ngoan cường và có những hành động anh hung được nhân dân kính phục và làm cho kẻ thù phải kinh ngạc.. Anh hung liệt sĩ Nguyễn Đức Sáu là tấm gương sáng ngời sông mãi trong trái tim tuổi trẻ chúng ta.
Đ/c Nguyễn Đức Sáu sinh năm 1921 tại xóm Chùa thôn Uông Hạ xã Minh Tân , huyện Nam Sách , tỉnh Hải Dương nơi quê hương của trạng nguyên Trần Quốc Lặc và có tới 9 tiến sĩ.Nơi có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường trong đó có gia đình đ/c. Tất cả an hem đ/c đều tham gia cách mạng như: Anh ruột Nguyễn Đức Ba Đẳng viên ĐCSVN, tham gia cách mạng 1946, 1958 phong hàm Đại úy Quân đội NDVN là thương binh. Anh Nguyễn Đức Bốn, đảng viên, ủy viên ủy ban kháng chiến, phó chủ tịch xã đến năm 1954. Em trai Nguyễn Đức Bảy, đảng viên du kích xã Minh Tân , trong trận chống ca nô địch càn vào Mỹ xá đ/c đã chiến đấu ngoan cường và hy sinh dũng cảm. Đ/ c Sáu tham gia hoạt động từ khi còn rất trẻ. Tháng 3/1954 đ/c đã là đoàn viên thanh niên phản đế với hình thức hoạt động của liên đoàn võ bị Nam Sách. Tháng 8/1954 đ/c đã tham gia tích cực trong ủy ban cách mạng lâm thời Nam Sách củng có chính quyền cách mạng. Đ/c được kết nạp Đảng năm 1946 thuộc chi bộ ghép 3 xã Minh Tân, Thượng Đạt, Hồng Phong.
Tháng 8/1947 là ủy viên ủy ban kháng chiến hành chính Nam Sách trực tiếp phụ trách chi bộ Minh Tân. Từ 1/1949 đến 5/1951 là Phó Bí thư Huyện ủy Nam Sách. Từ tháng 6/ 1951 đến 10/1953 là bí thư huyện ủy Nam Sách, trực tiếp là chính trị viên đại hội 921 bộ đội địa phương của huyện.
Những năm tháng kháng chiến ác liệt đặc biệt những năm mất đất 1950- 1951 đ/c đã 6 tháng liền ăn ngủ dưới hầm, đêm đêm lại đichỉ đạo kháng chiến ở các xã trong huyện. Khôi phục phong trào đ/c chỉ đạo các xã dựng lực lượng du kích tổ chức các đơn vị bộ đội địa phương, xây dựng làm chiến đấu, tổ chức chống càn quyết liệt giành nhiều thắng lợi.
Đ/c luôn chăm lo xây dựng đời sống nhân dân như vận động nhân dân ăn ở vệ sinh, có nguồn nước sạch. Chiếc giếng xóm chùa nay vẫn còn lưu giữ là do công lao vận động đào giếng của đ/c. Nhờ đó nhân dân có sức khỏe để kháng chiến trường kỳ, nhân dân ở đây vẫn quen gọi là “ giếng ông Sáu”.
Ngày 2/10/1953, nắm được ý đồ của địch, mở cuộc càn lớn vào Nam Sách. Đ/c Nguyễn Đức Sáu trực tiếp chỉ huy đại đội 921 bộ đội địa phương Nam Sách phục kích đánh trả địch trên đường 17 thuộc địa bàn thôn Chắc Châu- Đồng Ngọ xã An Châu và Nam Đồng. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt từ tờ mờ sáng địch đã bị tiêu diệt gần 100 tên. Chúng tăng cường lực lượng có cả xe bọc thép chi viện , lực lượng của ta quá mỏng nên đ/c đã ra lệnh cho đơn vị vừa chống trả vừa rút lui vào nội đồng. Không may đ/c bị thương nặng vào bụng. Đ/c đã ra lệnh cho đồng đội rút lui để lại đ/c với 3 quả lựu đạn ngăn cản địch. Đồng đội quyết tâm dìu đ/c song trước tình hình thế cấp bách đ/c đã ra lệnh kiên quyết để bảo toàn lực lượng và chấp nhận sự hy sinh về mình.Thế rồi đ/c bị địch bắt đưa về nhà thương binh tỉnh Hải Dương điều trị để khai thác. Ý đồ của địch là giăng “ cạm bẫy “ để bắt tiếp các đ/c của ta nhằm dập tắt phong trào ở Nam Sách. Đ/c biết rõ âm mưu của địch đã gửi thư mật về căn cứ “ Nhắn nhủ các đ/c tiếp tục chiến đấu song cũng không vì đ/c mà mạo hiểm hy sinh .” Không dụ dỗ khai thác được gì kẻ địch điên cuồng trút hết các món đòn tra tấn lên người đ/c . Chúng tra khảo đ/c ngay trên giường bệnh khi vết thương chưa lành, nào là dùi cui , quay điện , đấm đá dã man , trước dự chứng kiến của hang chục đồng bào ta tại bệnh viện. Suốt ngày bị tra tấn, ngất đi sống lại, biết không qua khỏi sự tra tấn dã man của kẻ thù đ/c đã chọn cho mình 1 cái chết anh hung để bảo vệ cách mạng . Đ/c gắng sức vươn lên, thét thẳng vào mặt kẻ thù, chòa vĩnh biệt đồng bào ,đ/c rồi thọc tay rách toác vết mổ, rứt đứt từng khúc ruột, chút hơi thở cuối cùng Chúng quẳng xác đ/c vào nhà xác rồi bỏ đi.
Thi thể đ/c đã được nhân dân và bà con khu nhà thương Hải Dương bí mật đưa đi chôn ở khu đất thuộc xã Ngọc Châu. Đ/c hi sinh ngày 10/10/1953 , Ủy ban kháng chiến hành chính và đại đội 921 đã làm lễ truy điệu, cảm phục tinh thần tiết cách mạng của người chiến sỹ cộng sản hy sinh mới ở độ tuổi 30. Đ/c được Đảng, nhà nước truy tặng anh hung lực lưỡng vũ trang nhân dân năm 2000.
Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Đức Sáu đã làm rạng rỡ truyền thống cách mạng gia đình, quê hương, đất nước.Đ/c đã hy sinh cho sự trường tồn của dân tộc. Sự nghiệp của đ/c sống mãi với đất nước non sông. Tấm gương đ/c – “ chân dung của một người anh hùng” sáng lấp lánh trong trái tim và khối óc của tuổi trẻ chúng tôi. Chúng tôi nguyện mãi mãi noi gương đ/c .
Chiều ngày 21/12 thầy và trò trường TH Nguyễn Đức Sáu đã đi thăm, viếng nghĩa trang liệt sĩ
Ngày 1/8/2018 trường tiểu học Minh Tân chính thức được mang tên người anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Người con ưu tú của quê hương Minh Tân. Được nghe nói chuyện về truyền thống quân đội, truyền thống của quê hương anh hùng lực lượng vũ trang, và được nghe nói chuyện về tấm gương người anh hùng bất khuất của quê hương thầy và trò trường tiểu học Nguyễn Đức Sáu vô cùng xúc động và tự hào nguyện sẽ học tập công tác cống hiến hết mình vì tương lai tươi sáng của dân tộc, vì thế hệ trẻ hôm nay- Thế giới ngày mai. Thầy và trò quyết tâm dạy tốt- Học tốt xứng đáng với truyền thống anh hùng của quê hương Minh Tân. Học tập tấm gương bộ đội cụ Hồ tác phong nhaanh nhẹn, trung thực, học điều hay, làm việc tốt để trở thành công dân kiểu mẫu trong tương lai!